Mẹo trị táo bón cho bé
Táo bón là chứng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng thường bị bố mẹ bỏ qua vì cho rằng bệnh không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, nếu tình trạng táo bón kéo dài có thể gây ra hậu quả khó lường mà điển hình là tình trạng biếng ăn, nôn trớ, chậm lớn, suy dinh dưỡng,…
Trẻ bị táo bón thường xuyên dễ dẫn tới tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng
Táo bón là khi…
Táo bón là khi trẻ có biểu hiện đi tiêu ít hơn 3 lần trong tuần với trạng thái phân thường rắn, cứng thành viên, có khi đóng khối rất to, khiến trẻ gặp khó khăn khi đại tiện, gây đau cho trẻ.
Nguyên nhân táo bón của trẻ thường do 2 nguyên nhân chủ yếu sau:
Về mặt bệnh lý:
Táo bón ở trẻ có thể là biểu hiện của một bệnh về đường tiêu hóa. Có thể đó là tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa do các dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng, hẹp hậu môn, suy giáp hoặc cũng có thể trẻ bị tăng canxi máu, rối loạn vận động ruột do bất thường thần kinh,… Táo bón do bệnh lý thường không tự hết, trẻ thường kèm theo các biểu hiện bất thường khác và trẻ thường bị suy dinh dưỡng.
Về mặt cơ năng:
Các yếu tố về chức năng tiêu hóa được xem là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng trẻ bị táo bón. Điều này bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng không cân bằng, thiếu chất xơ, trẻ ít uống nước hoặc thay đổi chế độ ăn như chuyển từ sữa mẹ sang sữa bò,…
Khi bị táo bón trẻ thường sợ đi tiêu vì đau, điều này dẫn đến phân càng ở lâu trong cơ thể càng trở nên khô cứng hơn, to hơn và kết quả là trẻ phải gắng sức hơn trong lần đi tiêu sau lại dễ làm nứt hậu môn gây đau và chảy máu. Vòng luẩn quẩn cứ lặp lại khiến trẻ trở nên sợ hãi, lâu ngày khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn và suy dinh dưỡng.
Mách mẹ cách khắc phục táo bón cho con
Khi trẻ bị táo bón, tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà mẹ sẽ có những cách xử trí thích hợp.
Cho trẻ uống nhiều nước: tùy theo độ tuổi mà mẹ bổ sung lượng nước phù hợp với trẻ. Từ 6 tháng đến 1 tuổi, mẹ cho bé uống từ 200 – 300ml/ngày; từ 1 – 3 tuổi tăng lên 500 – 600ml/ngày và trẻ dưới 6 tuổi uống 1000 ml/ngày; trẻ lớn hơn uống bằng người lớn.
Chúng tôi khuyên bạn nên dùng nước tinh khiết vĩnh Hảo (vihawa) để cho bé uống hàm ngày.
Bổ sung đầy đủ chất xơ cũng như chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày: trong khẩu phần ăn hằng ngày, mẹ cần bổ sung chất xơ cho trẻ để giúp nhuận tràng như rau lang, mồng tơi, đu đủ, cam, bưởi,… Tập cho trẻ thói quen ăn rau xanh từ nhỏ, tránh ăn hoa quả có vị chát, nước uống có gas.
Hình thành cho trẻ thói quen đi đại tiện đúng giờ: chọn thời điểm trẻ không vội vã, thường sau bữa ăn vì khi đó nhu động ruột tăng hoạt động, tránh bắt bé ngồi bô quá lâu.