Tìm hiểu hiện tượng mất nước ở trẻ và làm thế nào bạn có thể biết được con mình đang bị mất nước, cũng như cách điều trị khi con bị mất nước trong trường hợp đặc biệt.
Điều trị mất nước trong trường hợp đặc biệt
Nên đặc biệt cảnh giác với các triệu chứng mất nước trong những trường hợp sau:
1-Sốt: Nên cho bé uống nhiều chất lỏng. Nếu bé có vẻ gặp khó khăn khi nuốt, nên hỏi bác sĩ xem liệu bạn có thể cho bé uống thuốc giảm đau dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên như acetaminophen hoặc ibuprofen hay không để giúp bé bớt khó chịu.
2-Quá nóng: Với quá nhiều hoạt động diễn ra vào ngày nắng nóng hoặc chỉ cần ngồi ở trong phòng ngột ngạt, nóng nực có thể dẫn đến đổ mồ hôi nhiều và mất nước. Nên cho bé uống nhiều chất lỏng hơn bình thường trong thời tiết nóng.
3-Tiêu chảy: Nếu bé mắc bệnh đường ruột, đặc biệt là viêm dạ dày cấp tính, bé sẽ bị mất nước thông qua tiêu chảy và nôn mửa. Không nên cho bé uống nước trái cây lúc này vì tình hình sẽ tồi tệ hơn. Không nên tự ý cho bé uống thuốc tiêu chảy mà không có toa, trừ khi bác sĩ kê toa.
Thay vào đó, khuyến khích bé uống thêm sữa mẹ hoặc sữa bột và bổ sung một ít nước nếu bé từ 6 tháng tuổi trở lên.
Nếu bé từ 3 tháng tuổi trở lên và bạn nghĩ rằng bé có dấu hiệu mất nước, bạn có thể cho bé uống dung dịch có chất điện giải.
Mẹo nhỏ: Nếu con bạn bị mất nước do tiêu chảy thì phân của bé sẽ thường lỏng. Nếu bị mất nước vì lý do khác, do nôn mửa hoặc thiếu nước uống, gây mất nước, bé sẽ đi tiêu ít hơn.
Sốt là một trong những nguyên nhân gây mất nước ở trẻ
Nôn mửa: Do virus và nhiễm trùng đường ruột có thể dẫn đến nôn mửa. Nếu bé đang gặp khó khăn trong việc giữ chất lỏng ở lại cơ thể, bé có thể dễ dàng bị mất nước.
Cố gắng cho bé uống thường xuyên một lượng rất nhỏ chất lỏng, chủ yếu là sữa mẹ hoặc sữa bột là chính và uống thêm một chút nước nếu bé 6 tháng tuổi trở lên. Chất lỏng điện giải sẽ hữu ích cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi trở lên bị mất nước vì nôn mửa, bắt đầu bằng cách liên tục cho bé uống từ từ từng ngụm một cho đến khi bụng của bé ổn định trở lại, khoảng 1 thìa cà phê (5ml hoặc cc, mỗi mười phút trong một vài giờ. Sau đó, nếu mọi việc diễn tiến tốt, bạn có thể tăng lên thành 2 muỗng cà phê 10ml hoặc cc, mỗi năm phút.
Từ chối uống: Bé bị đau họng hay mắc bệnh tay chân miệng có thể sẽ làm bé đau và đôi khi bé sẽ không chịu uống gì cả. Với bé lớn hơn 6 tháng tuổi, nên tham khảo ý kiến bác sĩ cách làm giảm bớt sự khó chịu cho bé với acetaminophen hoặc ibuprofen dành cho trẻ em. Sau đó thường xuyên cho bé uống một lượng rất nhỏ chất lỏng, chủ yếu là sữa mẹ hoặc sữa bột, cộng với một chút nước nếu bé ít nhất là 6 tháng tuổi.